Chuyển tới nội dung
Tìm kiếm
Close this search box.

10 Tips Hữu Hiệu Giúp Phòng Chống Bệnh Võng Mạc Tiểu Đường

Table of content

Đái tháo đường, hay tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa khiến cho lượng đường trong máu cao hơn so với mức cho phép. Trong mười năm trở lại đây, có hàng triệu người mắc tiểu đường trên toàn thế giới với tỉ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng mạnh ở những nước thu nhập trung bình và thấp.

ophthalmologist-checking-eye-vision-Visit-Eye-Doctor-for-Annual-Eye-Exam-ss-body

Nếu không được theo dõi và điều trị sát sao, tiểu đường có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác nhau vì chứng bệnh này thường chủ yếu làm tổn thương các mạch máu trên khắp cơ thể.

Trong đó, bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng liên quan tới mắt thường gặp của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có biết rằng mình có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh chỉ bằng một số tips phòng ngừa đơn giản hay không? Tìm hiểu thêm về mười cách phòng chống bệnh võng mạc tiểu đường sau đây.

Đi Khám Mắt Định Kỳ

Đối với người bệnh tiểu đường, việc khám mắt định kỳ hàng năm sẽ giúp phát hiện ra những thương tổn sớm do giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng trong một thời gian khá dài. Vì thế khi bạn mắc bệnh tiểu đường và tầm nhìn của bạn bắt đầu bị mờ đi kèm thêm với tình trạng nhấp nháy và đốm đen hoặc giảm thị lực, hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Ngoài ra, khám mắt định kỳ còn giúp người bệnh theo dõi diễn biến của bệnh và giúp họ can thiệp kịp thời khi cần thiết. Hơn hết, tiểu đường không chỉ ảnh hưởng tới mạch máu trong mắt mà còn ảnh hưởng tới khắp mạch máu toàn bộ cơ thể.

Một khi mắt bị thương tổn, những thương tổn tương tự cũng sẽ xuất hiện ở những vùng khác như thận, chân, và những phần khác của cơ thể có nhiều mạch máu. Chẩn đoán kịp thời giúp điều trị có khả năng thành công cao hơn và kết quả tốt hơn.

Theo Dõi Lượng Đường Huyết

Lượng đường huyết cao liên tục có thể gây hại tới các mạch máu nhỏ trong cơ thể, đặc biệt là các vi mạch trong mắt. Theo dõi lượng đường huyết giúp giảm nguy cơ hình thành bệnh võng mạc tiểu đường và đồng thời cũng giúp ngăn chặn tình trạng giảm hoặc mất thị lực.

Sử dụng máy đo đường huyết là một trong những phương pháp giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu ngay tại nhà. Ngoài ra, những bài kiểm tra chuyên biệt, phức tạp hơn như HbA1C cũng giúp phản ánh lượng đường huyết trong một thời gian dài. Với việc theo dõi lượng đường thường xuyên, người bệnh có thể điều chỉnh lượng thuốc thích hợp cũng như giữ thuốc ở mức cho phép.

Ăn Uống Lành Mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách hữu hiệu giúp kiểm soát và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ai cũng biết rằng những loại thực phẩm có hại nhất cho người mắc bệnh tiểu đường là những loại thức ăn ngọt có đường, bao gồm đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, ngũ cốc, trái cây sấy, hạt đóng gói, nước ép trái cây, sữa chua có vị tổng hợp, bánh mì trắng, pasta, và kể gạo. Một số các thực phẩm được cho là an toàn cho người có lượng đường trong máu cao bao gồm:

  • Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi)
  • Các loại rau có màu xanh đậm
  • Trứng
  • Đậu
  • Các loại ngũ cốc tự nhiên
  • Protein thực vật
  • Sữa chua Hy Lạp
  • Các loại hạt
  • Hạt lanh
  • Tỏi
  • Hạt chia
  • Trái bơ

Kiểm Soát Mức Cholesterol

Một người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ có mức cholesterol HDL tốt thấp hơn và mức cholesterol LDL có hại cao hơn so với người khác. Cụ thể, lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng thành mạch máu và khiến cho cholesterol bám vào chúng, điều này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và thu hẹp mạch máu. Vì thế người bệnh tiểu đường cũng cần kiểm tra và kiểm soát mức cholesterol thường xuyên bằng việc ăn uống kết hợp với thuốc điều trị nếu cần thiết.

Tập Thể Dục

Tập thể dục có rất có lợi trong việc kiểm soát lượng đường huyết, giúp làm tăng độ nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu. Hoạt động thể chất cũng đồng thời giúp làm giảm lượng cholesterol, giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Khi lựa chọn các bài tập thể dục, bạn gần như không cần phải tập các bài tập có cường độ cao bởi vì các vận động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, và đạp xe được chứng minh là có tác dụng ngang ngửa các bài tập nặng đô khác. Ngoài ra, luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ luyện tập mới.

Bỏ Hút Thuốc và Rượu Bia

Những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc từ lâu đã được khoa học chứng minh, vì thế đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc nạp nicotin vào cơ thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường vì chất nicotin có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mặc dù người mắc bệnh tiểu đường được phép uống 1-2 ly rượu, nhưng họ vẫn cần phải để ý tới tác dụng phụ của rượu và các chất có cồn khác đối với cơ thể khi mắc bệnh tiểu đường. Uống rượu vừa phải làm tăng lượng đường trong máu nhưng một lượng nhiều hơn có thể làm giảm đường huyết tới mức thấp nguy hiểm và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Mang Kính Bảo Vệ Mắt

Tiếp xúc với tia cực tím được cho là có liên quan tới bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Đeo kính bảo vệ mắt hoặc kính râm khi đi ra ngoài sẽ giúp chặn 100% tia cực tím gây hại tới mắt.

Nghỉ Giải Lao Khi Sử Dụng Máy Tính

man-relaxing-on-chair-sitting-at-table-Take-Breaks-When-Using-a-Computer-ss-body

Sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác trong nhiều giờ đồng hồ có thể gây ra chứng mỏi mắt kỹ thuật số.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt khỏi bị mỏi mắt kỹ thuật số và các vấn đề liên quan tới mắt khác: sau 20 phút hoạt động mắt liên tục hãy để cho mắt nghỉ ngơi trong vòng 20 giây bằng cách nhìn vào một khoảng không hoặc một vật xác định cách xa khoảng 20 feet (6 mét).

Xả Stress

Căng thẳng và lo lắng được cho là có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Việc căng thẳng trong thời gian dài làm giải phóng hormone căng thẳng, cortisol. Hàm lượng cortisol cao được cho là có liên quan tới nguy cơ viêm và rò rỉ mạch máu cũng như làm trầm trọng thêm các tổn thương mà bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng cũng có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và mức đường huyết cao, khiến cho người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường.

Tìm Kiếm Sự Trợ Giúp Khi Cần Thiết

Theo dõi thị lực sẽ giúp người bệnh tiểu đường phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất của mắt. Các đốm đen trong tầm nhìn thường là dấu hiệu của việc xuất huyết võng mạc, trong khi đó các tia nhấp nháy có thể là dấu hiệu của tình trạng bong võng mạc. Vì thế khi phát hiện những dấu hiệu như trên, điều cần làm ngay lập tức là liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để bảo vệ và duy trì thị lực, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bạn mắc bệnh tiểu đường và muốn kiểm soát sức khỏe của đôi mắt? Liên hệ với EEC để đặt lịch khám ngay hôm nay.

Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều xứng đáng được hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Tại Trung Tâm Khám Mắt Châu Âu, chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về cách phòng chống bệnh võng mạc tiểu đường hay các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ info@323.b4b.mywebsitetransfer.com để được tư vấn và giải đáp.

Liên hệ để đặt lịch khám mắt ngay hôm nay!

Ann De Fraye
Ann De Fraye

Tác giả