Tật Cận Thị: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tật cận thị là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của rất nhiều người. Ngoài việc làm suy giảm thị lực, triệu chứng cận thị còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác.
Nâng cao hiểu biết về cận thị nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp có thể là giải pháp khắc phục tật mắt phổ biến này.
Hiểu Về Tật Cận Thị
Triệu chứng cận thị phổ biến nhất là hiện tượng bị giảm tầm nhìn. Khi đó người bị cận chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần, trong khi các vật ở xa sẽ bị mờ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nhức đầu và mỏi mắt. Cận nặng thậm chí có liên quan đến khả năng tăng nguy cơ bị bong võng mạc, đục thủy tinh thể và mắc bệnh glôcôm.
Nguyên Nhân Gây Cận Thị
Vậy, nguyên nhân gây cận là gì? Cận thị xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt, khiến hình ảnh khi đi qua mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì trên võng mạc.
Ngoài ra, đọc sách, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều ở những nơi thiếu ánh sáng, tư thế ngồi làm việc không đúng khiến mắt điều tiết liên tục cũng có thể là nguyên nhân cận thị.
Cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng bởi cận thị như nhau. Những người có tiền sử gia đình bị cận thị có nhiều khả năng mắc cận thị cao hơn so với người khác. Trong một số trường hợp, cận thị có thể tiến triển nặng thành một dạng thoái hóa võng mạc.
Chẩn Đoán Và Phân Loại Các Tật Cận Thị
Việc chẩn đoán cận thị thường được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sử dụng kính đo độ cận hoặc kính đo võng mạc để đưa ra đánh giá khách quan ban đầu về tình trạng khúc xạ của mỗi mắt.
Có nhiều dạng khác nhau của tật cận thị. Các dạng này được xác định theo biểu hiện lâm sàng. Xác định được người bệnh mắc dạng nào có thể giúp tìm ra mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Các dạng cận thị bao gồm:
- Cận thị đơn thuần
- Cận thị thoái hóa
- Cận thị giả
- Cận thị thứ phát
Điều Trị Tật Cận Thị
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để ngăn ngừa tật cận thị. Tuy nhiên, điều chỉnh quang học bằng cách sử dụng kính cận hoặc kính áp tròng cận là cách chữa cận thị phổ biến nhất.
Kính cận là một thấu kính phân kỳ có tác dụng bẻ cong ánh sáng đi vào mắt, qua đó hình ảnh được hội tụ chính xác trên võng mạc. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời được áp dụng được trong thời gian ngắn. Người bị cận thị bắt buộc phải thay kính mới khi độ cận thị tăng.
Lưu Ý
Một khi đã xác định được việc mắc tật cận thị, người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức. Vì độ cận thị có thể tăng nhanh nếu người cận thị không đeo kính cận hoặc kính áp tròng cận.
Các cách khắc phục tật cận thị khác bao gồm chỉnh hình giác mạc (orthokeratology) và phẫu thuật khúc xạ. Thuốc nhỏ mắt (chủ yếu là atropine liều thấp) và liệu pháp thị lực cũng có thể có hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của tật cận thị và giải quyết các dạng giả cận thị khác nhau.
Có thể nói, tật cận thị đang ngày trở nên phổ biến và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Hiểu đúng về triệu chứng và nguyên nhân của tật cận thị nhằm tìm ra phương án điều trị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này.
Để được chẩn đoán chính xác và điều trị cận thị thành công, truy cập European Eye Center.
Chúng tôi là phòng khám cung cấp dịch vụ khám mắt định kỳ tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi sở hữu cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại bậc nhất cùng với đội ngũ nhân viên thân thiện và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được dịch vụ chăm sóc chất lượng nhất Việt Nam.