Tìm kiếm
Close this search box.

Cận Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, và Điều Trị

Table of content

Trong bài viết này, chúng ta sẽ ìm hiểu về cận thị, tật khúc xạ phổ biến ảnh hưởng tới hàng tỉ người toàn thế giới, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, và phương pháp điều trị.

Teenager-squinting-her-eyes-while-using-laptop-Symptoms-as-body

Cận Thị Là Gì?

Nếu bạn gặp khó khăn định vị hoặc nhìn các vật từ khoảng cách xa hoặc thậm chí cần phải tiến lại gần để nhìn rõ hơn, bạn có thể đã bị cận thị.

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến. Ước tính sẽ có khoảng 5 tỷ người toàn thế giới sẽ mắc tật khúc xạ này vào năm 2050. Ngoài ra, người Châu Á cũng được cho là có nguy cơ mắc cận thị cao hơn những chủng tộc khác và có khoảng 80-90% thanh niên Châu Á bị cận thị.

Cận thị tiến triển là dạng cận thị khiến kê toa đơn kính cận thị tăng thêm 0,5D mỗi năm. Dạng cận thị này thường bắt gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên Nhân

Cầu mắt quá dài là nguyên nhân gây ra cận thị. Đối với một người có thị lực bình thường, ánh sáng thường sẽ đi qua đồng tử và được hội tụ trực tiếp trên võng mạc mắt cho ra hình ảnh rõ nét hơn. Nhưng khi cầu mắt quá dài, ánh sáng chỉ hội tụ phía trước võng mạc mắt và tạo ra hình ảnh mờ nét.

Trong trường hợp cận thị tiến triển, nhãn cầu của một đứa trẻ thường sẽ phát triển dài ra theo thời gian khiến làm tăng tật khúc xạ. Ngoài ra, cận thị còn được cho là di truyền, vì thế trẻ em có ba mẹ bị cận thị sẽ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với những trẻ khác. Người gốc Châu Á được cho là chủng tộc có nguy cơ bị cận thị cao.

Đọc sách, xem TV, làm việc trên máy tính, hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều cũng được cho là các nguyên nhân gây cận thị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em không dành thời gian nhiều cho các hoạt động ngoài trời dễ bị cận thị hơn so với trẻ em có khoảng 1 tiếng rưỡi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Triệu Chứng

Người mắc cận thị sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Thị lực bị mờ hoặc cần phải lại gần để nhìn rõ hơn
  • Không có phản ứng với các vật ở khoảng cách xa
  • Nháy mắt nhiều
  • Đau đầu hoặc chóng mặt
  • Nheo mắt thường xuyên
  • Mắt bị căng mỏi
  • Dụi mắt liên tục

Ngoài ra, người lớn bị cận thị thường sẽ gặp khó khăn khi lái xe.

Trẻ em bị cận thị thường sẽ phàn nàn về việc không nhìn rõ chữ viết trên bảng, ngồi gần TV hoặc cúi thấp đầu hơn khi viết bài.

Biến Chứng

Ngoài việc đeo kính và áp tròng mỗi ngày ra thì cận thị có thể gây ra các biến chứng nào?

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng người bị cận thị nặng có thể khả năng cao mắc các bệnh liên quan tới mắt như sau:

  • Đục thủy tinh thể (cườm khô)
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Bong võng mạc
  • Thoái hóa điểm vàng
  • Cận thị bệnh lý

Các bệnh kể trên có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không có các phương pháp điều trị thích hợp. Vì thế, kiểm tra mắt thường xuyên được cho là cách tối ưu giúp quản lý cận thị và phát hiện sớm các bệnh gây nguy hiểm tới thị lực.

Chẩn Đoán

Kiểm tra thị lực toàn diện là bước đầu tiên trong quy trình chẩn đoán cận thị. Thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng biểu đồ mắt Snellen để đánh giá thị lực của bạn thông qua việc đọc các chữ cái theo kích thước giảm dần trên biểu đồ cho tới khi bạn không thể nào đọc được nữa. Đối với trẻ em chưa biết chữ, bác sĩ sẽ thăm khám thị lực bằng đèn soi mắt sau khi làm giãn đồng tử mắt. Trong trường hợp cận thị tiến triển, sinh trắc học (siêu âm) sẽ được dùng để theo dõi tiến triển của cầu mắt.

Điều Trị

Kính cận và kính áp tròng là một trong những phương pháp phổ biến giúp điều trị cận thị.

Tuy nhiên nếu bạn có mong muốn không cần phải đeo kính suốt quãng đời còn lại thì LASIK, SMILE, và PRELEX là những phương án giúp loại bỏ cận thị vĩnh viễn. Những phương pháp điều trị tật khúc xạ này thường chỉ được khuyến nghị cho những ai bị cận thị không còn tiến triển. Nếu không thì sau khi làm phẫu thuật, bạn vẫn có khả năng bị cận trở lại.

Trong quá trình phẫu thuật khúc xạ, bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế thủy tinh cũ với thủy tinh nhân tạo hoặc dùng laser để định hình lại giác mạc, giúp cho ánh sáng hội tụ trực tiếp lên võng mạc.

Ngoài ra, Ortho-K là một phương pháp giúp cải thiện tật khúc xạ cho người lớn và kể cả trẻ em an toàn và tân tiến nhất hiện nay. Ortho-K cải thiện thị lực bằng việc sử dụng kính áp tròng cứng giúp làm phẳng bề mặt giác mạc. Kính Ortho-K thường được đeo vào ban đêm và gỡ ra vào sáng hôm sau, giúp bạn có thị lực sắc nét hơn trong suốt cả một ngày mà không cần đeo kính. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp điều trị cận thị vĩnh viễn mà chỉ giúp người bị cận thị không cần phải đeo kính hoặc kính áp tròng mỗi ngày mà thôi.

Thuốc nhỏ mắt hàng ngày như Atropine cũng có thể giúp làm chậm tiến triển tật cận thị ở trẻ em.

Phòng Ngừa

Một số thói quen tốt giúp phòng ngừa tiến triển của cận thị cũng như giữ cho đôi mắt khỏe mạnh bao gồm:

  • Đi khám mắt thường xuyên
  • Đọc sách hoặc làm việc ở cự ly gần trong điều kiện ánh sáng tốt và ở một khoảng cách nhất định khoảng một cánh tay
  • Ngồi cách xa TV ít nhất 3 mét
  • Dành khoảng 1 tiếng rưỡi tham gia các hoạt động ngoài trời
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi tham gia các hoạt động thể thao
  • Đeo kính mát để bảo vệ mắt khỏi tia UV
  • Đeo kính theo chỉ định của bác sĩ
  • Giúp mắt nghỉ ngơi với phương pháp 20/20/20 sau khi sử dụng máy tính điện thoại một thời gian dài
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Bỏ hút thuốc
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Kiểm soát bệnh lý mãn tính một cách sát sao (tiểu đường, cao huyết áp và lượng cholesterol)

Nếu thị lực của bạn mờ đi hoặc có cảm giác mắt bị căng mỏi, liên hệ với EEC để đặt lịch khám ngay hôm nay.

Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều xứng đáng được hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Tại Trung Tâm Khám Mắt Châu Âu, chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về tật cận thị hay các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ info@europeaneyecenter.com để được tư vấn và giải đáp. 

Liên hệ để đặt lịch khám mắt ngay hôm nay!

Picture of Ann De Fraye
Ann De Fraye

Tác giả