Tìm kiếm
Close this search box.

Dấu Hiệu Sớm Của Bệnh Tăng Nhãn Áp Là Gì?

Table of content

Bệnh tăng nhãn áp được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mù lòa ở người lớn từ 40 tuổi trở đi. Tìm hiểu về tăng nhãn áp và những dấu hiệu sớm của bệnh.

Bệnh Tăng Nhãn Áp Là Gì?

Bệnh tăng nhãn áp là bệnh tiến triển mãn tính gây thương tổn thần kinh thị giác bên trong mắt do nhãn áp cao gây ra.

eye-disease-Symptoms-as-body - dấu hiệu sớm của bệnh tăng nhã áp

Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh tăng nhãn áp có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại của căn bệnh này là nó thường tiến triển âm thầm trong một thời gian dài mà không hề có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng nhưng đồng thời lại gây tổn thương không thể phục hồi cho thần kinh thị giác được cho là liên kết não và mắt của người bệnh.

Ước tính trên thế giới có khoảng 64 triệu người mắc bệnh cao nhãn áp. Mặc dù ai cũng có thể mắc căn bệnh này do các nguyên nhân khách quan khác nhau, bệnh cao nhãn áp được cho là khá phổ biến đối với người ở độ tuổi từ 40 trở đi.

Bệnh cao nhãn áp còn được cho là có tính di truyền. Vì thế, bạn cần đi kiểm tra mắt hàng năm nếu gia đình của bạn có người mắc bệnh cao nhãn áp.

Nguyên Nhân

Bên trong mắt chúng ta chứa một loại dung dịch trong suốt giống nước gọi là dịch kính. Về chức năng, dịch kính giúp nuôi dưỡng mắt và duy trì hình dạng của cầu mắt. Một đôi mắt khỏe mạnh là một đôi mắt sản xuất dịch kính và giúp dịch kính thoát qua góc thoát thủy dịch một cách trơn tru và hiệu quả.

Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp, góc thoát thủy dịch của họ thường hoạt động kém khiến dịch kính bị ứ đọng, dẫn tới tăng nhãn áp. Lâu ngày, các thần kinh thị giác trong mắt sẽ bị chèn ép do dịch kính bị tắc nghẽn ngày càng nhiều.

Thông thường, bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển trong âm thầm nhưng trong một vài trường hợp như tăng nhãn áp cấp tính do đóng ống dẫn lưu dịch có sẽ cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Các nguyên nhân khác gây ra bệnh tăng nhãn áp có thể do mắt bị tổn thương hoặc va đập, nhiễm trùng mắt nặng, tắc nghẽn mạch máu trong mắt hoặc viêm nhiễm mắt. Mặc dù hiếm xảy ra, phẫu thuật mắt cũng có thể khiến nhãn áp tăng trong một số trường hợp.

Yếu Tố Rủi Ro

Dù tăng nhãn áp được cho là khá phổ biến ở độ tuổi trung niên 40 trở đi, bệnh tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng tới thanh thiếu niên, trẻ em, hoặc thậm chí là trẻ sơ sinh. Một số yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Từ tuổi 40 trở đi
  • Gia đình có người mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Là người gốc Châu Á, Tây Ban Nha hoặc da đen
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
  • Mắc bệnh cao huyết áp
  • Có tiền sử phẫu thuật mắt
  • Có giác mạc mỏng bẩm sinh
  • Dùng một số loại thuốc chứa corticosteroid
  • Bị đục thủy tinh thể dày đặc
  • Cao nhãn áp bẩm sinh

Dấu Hiệu Sớm & Triệu Chứng Của Bệnh Tăng Nhãn Áp

Hầu hết những người mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở thường không có triệu chứng nổi bật. Nếu có triệu chứng đi nữa thì thường sẽ là lúc bệnh đã tiến triển nặng và gây mất thị lực ngoại vi. Vì thế có rất nhiều người mắc bệnh nhưng hoàn toàn không nhận thức được tình trạng bệnh do tăng nhãn áp có xu hướng tiến triển rất chậm và trong âm thầm.

Một số người mắc bệnh cao nhãn áp cấp tính hay còn gọi là cao nhãn áp góc mở thường có các triệu chứng rõ nét và phát triển rất nhanh. Lúc này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật ngay lập tức để phòng ngừa biến chứng mù lòa.

Bạn cần đi khám mắt càng sớm càng tốt nếu phát hiện có các triệu chứng như sau:

  • Đau mắt hoặc đau đầu dữ dội
  • Đỏ mắt
  • Các vầng sáng vệt sáng xuất hiện xung quanh đèn hoặc nguồn sáng
  • Mất thị lực
  • Nôn mửa hoặc mắc ói
  • Mắt bị mờ đục

Chẩn Đoán và Điều Trị

Glaucoma - Bệnh tăng nhãn áp

 

Chẩn Đoán Tăng Nhãn Áp

Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp thường sẽ không tốn nhiều thời gian. Một quy trình tiêu chuẩn sẽ bao gồm một bài kiểm tra thị lực tổng quát, đo nhãn áp sau khi làm giãn đồng tử mắt, và một bài kiểm tra trực quan dây thần kinh thị giác.

Nếu nghi ngờ bạn bị tăng nhãn áp, bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng phương pháp đặc biệt giúp xem xét tình trạng của dây thần kinh thị giác và một bài kiểm tra thị lực để xem bạn có bị mất thị lực ngoại vi hay không.

Điều Trị Tăng Nhãn Áp

Tăng nhãn áp góc mở thường được điều trị với thuốc chuyên dụng, một số khác sẽ cần phẫu thuật. Một số cách điều trị tiêu chuẩn của cao nhãn áp bao gồm.

  • Thuốc nhỏ mắt — được dùng để giảm nhãn áp.
  • Thuốc uống — thuốc chứa hoạt chất ức chế beta-blocker hoặc carbonic anhydrase giúp làm giảm quá trình sản xuất dịch kính và cải thiện thoát dịch kính.
  • Phẫu thuật — phẫu thuật cắt bè củng giác mạc sẽ tạo một ống dẫn thoát mới giúp phòng ngừa tắc nghẽn dịch kính. Các phẫu thuật tương tự bao gồm phẫu thuật mống mắt và nội soi cyclophotocoagulation.
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể

Tăng nhãn áp cấp tính thường sẽ yêu cầu phẫu thuật bằng thủ thuật tia laser. Ngoài ra, tăng nhãn áp là bệnh mãn tính và cần theo dõi thường xuyên để phòng ngừa biến chứng mù lòa.

Nếu bạn trên 40 tuổi và gia đình có người mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc có dấu hiệu của tăng nhãn áp, liên hệ EEC để đặt lịch khám ngay hôm nay!

Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều xứng đáng được hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Tại Trung Tâm Khám Mắt Châu Âu, chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về tăng nhãn áp và các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ appointment@europeaneyecenter.com để được tư vấn và giải đáp.

Picture of Ann De Fraye
Ann De Fraye

Tác giả