Bạn luôn tuân thủ các nguyên tắc làm sạch kính áp tròng và sử dụng chúng mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Nhưng đột nhiên, các triệu chứng lạ bắt đầu xuất hiện, như tầm nhìn mờ đi, mắt bị sạn, đỏ, đau, chảy nước mắt, tiết dịch hoặc mắt bị nhạy cảm với ánh sáng. Đó là dấu hiệu bạn có thể đã bị nhiễm trùng mắt.
Tại sao, mặc dù đã tuân theo các hướng dẫn làm sạch, bạn vẫn bị nhiễm trùng mắt?
Các bệnh nhiễm trùng mắt do đeo kính áp tròng bao gồm những gì?
Các triệu chứng của nhiễm trùng mắt là gì?
Phải làm gì khi bị nhiễm trùng do đeo kính áp tròng?
Bài báo này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.
Đâu Là Nguyên Do Gây Nhiễm Trùng Mắt Khi Đeo Kính Áp Tròng?
Mặc dù làm theo hướng dẫn vệ sinh kính áp tròng, nguy cơ nhiễm trùng mắt luôn có thể xảy ra bất kì lúc nào. Một vài nguyên nhân đáng chú ý gồm:
- Vi khuẩn hoặc vi rút (chẳng hạn cảm lạnh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt do vi rút adeno)
- Đeo kính áp tròng đi ngủ
- Sử dụng kính áp tròng dài hạn
- Tái sử dụng nước ngâm lens nhiều lần hoặc không vệ sinh kĩ hộp đựng lens
Việc vệ sinh kính áp tròng đúng chuẩn là vô cùng cần thiết để giữ cho mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không làm đúng cách, nó sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh sinh sôi, ví dụ vi khuẩn, vi rút, nấm, hoặc kí sinh trùng. Và những mầm bệnh này sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Nhiễm Trùng Mắt Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Vì kính áp tròng được đặt nằm trên giác mạc, các loại nhiễm trùng mắt do dùng kính áp tròng phổ biến gồm viêm giác mạc và nhiễm trùng giác mạc.
Khi đã quá nghiêm trọng, giác mạc có thể hình thành sẹo, làm giảm thị lực, và tình huống xấu nhất là ghép giác mạc.
Nhiễm Trùng Mắt Do Đeo Kính Áp Tròng Bao Gồm Triệu Chứng Gì?
- Tầm nhìn bị mờ
- Mắt bị sạn
- Đỏ mắt
- Đau mắt
- Chảy nước mắt hoặc tiết dịch quá nhiều
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
Làm Sao Để Tránh Bị Nhiễm Trùng Mắt Do Đeo Kính Áp Tròng?
- Luôn rửa tay kĩ với xà phòng trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng.
- Tránh đeo kính áp tròng đi ngủ.
- Không dùng chung kính áp tròng với người khác.
- Không bao giờ đeo kính áp tròng lâu hơn thời gian quy định.
- Vệ sinh kĩ kính áp tròng, rửa và ngâm trong nước ngâm len chuyên dụng.
- Vệ sinh kĩ hộp đựng và thay nước ngâm mới sau mỗi lần sử dụng.
- Đổi hộp đựng mới sau mỗi 3 tháng.
- Đổi kính áp tròng mới khi cần thiết.
Cần Phải Làm Gì Khi Bị Nhiễm Trùng Mắt Do Đeo Kính Áp Tròng?
- Tháo kính áp tròng ra ngay lập tức, thay thế bằng kính mắt nếu cần thiết.
- Gặp bác sĩ mắt để khám và chữa trị.
Nếu bạn cho rằng bạn gặp bất cứ vấn đề nào về mắt khi sử dụng kính áp tròng, hãy đi khám và làm xét nghiệm ngay để nhận được phương pháp trị liệu tốt nhất.
Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều xứng đáng được hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Tại Trung Tâm Khám Mắt Châu u, chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về nhiễm trùng mắt do đeo kính áp tròng hay các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ appointment@europeaneyecenter.com để được tư vấn và giải đáp.
Liên hệ để đặt lịch khám mắt ngay hôm nay!