Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng Dẫn Sử Dụng Kính Áp Tròng

Table of content

Hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng kính áp tròng mỗi ngày. Đây là một phương pháp an toàn và tiện lợi giúp điều chỉnh hầu hết các vấn đề về thị lực phổ biến hiện nay.

Nếu bạn hay hoạt động thể thao hoặc không muốn nhờ đến sự trợ giúp của kính cận, kính áp tròng chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Trẻ em từ 8 tuổi trở lên cũng có thể sử dụng kính áp tròng nếu hiểu rõ cách sử dụng chúng.

Đọc thêm để hiểu rõ hơn về kính áp tròng và hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu.

 

Phân Loại Kính Áp Tròng

closeup shot young woman wearing remove A Comprehensive Guide to Custom Contact Lenses

Các loại kính áp tròng phổ biến nhất hiện nay gồm:

 

Kính áp tròng mềm:

Kính áp tròng mềm làm từ chất liệu mềm, mỏng và giúp người sử dụng kính cảm thấy dễ chịu khi đeo. Đây là loại kính áp tròng được kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân.

Kính áp tròng mềm gồm:

  • Kính áp tròng 1 ngày
  • Kính áp tròng 1 tuần
  • Kính áp tròng 1 tháng

 

Kính áp tròng cứng

Kính áp tròng cứng (RGP – Rigid Gas Permeable) là loại kính được làm từ nhựa tổng hợp nên sẽ hơi khó dùng cho những người mới bắt đầu sử dụng.

Loại kính áp tròng này thường được dùng để điều trị các tật khúc xạ về mắt, người dùng sẽ được tư vấn và kiểm tra rồi đặt sản xuất để kính phù hợp với tình trạng mắt của họ.

Kính áp tròng cứng bao gồm:

  • Kính mặt cầu (dành cho người bị cận thị hoặc viễn thị)
  • Kính torical (dành cho người bị loạn thị)
  • Kính đa tiêu cự (giúp  điều chỉnh tầm nhìn gần và xa)

 

Kính áp tròng màu

Hiện nay rất nhiều thương hiệu cung cấp kính áp tròng màu (có thể kê đơn hoặc không), phù hợp cho những bạn muốn thay đổi diện mạo của mình.

 

Cách Chọn Loại Kính Áp Tròng Phù Hợp

contact lens vision closeup female eye A Comprehensive Guide to Custom Contact Lenses

Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng kính áp tròng, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra mắt. Bác sĩ sẽ cung cấp đơn thuốc và kiểm tra xem việc sử dụng kính áp tròng có phù hợp với tình trạng mắt của bạn hay không.

Hãy nhớ rằng việc kê toa kính áp tròng sẽ khác hoàn toàn với kê toa kính có gọng.

Bác sĩ sẽ xác định kích thước và độ cong phù hợp của kính áp tròng, giúp người sử dụng kính cảm thấy thoải mái nhất.

 

Hướng Dẫn Đeo Và Tháo Kính Áp Tròng

Hướng Dẫn Đeo Kính Áp Tròng

  • Rửa tay sạch với nước và xà phòng, lau sạch tay với khăn sạch trước khi sử dụng.
  • Lấy kính áp tròng ra khỏi hộp và đặt nó trên đầu ngón tay trỏ, đảm bảo ống kính có hình dạng bầu hoàn hảo.
  • Dùng hai ngón của bàn tay còn lại lần lượt kéo mi trên lên và mi dưới xuống.
  • Đặt ống kính lên giác mạc.
  • Nhìn xuống hoặc chớp mắt một vài lần, ống kính sẽ tự động vào đúng vị trí.
  • Làm tương tự với mắt còn lại.

 

Hướng Dẫn Tháo Kính Áp Tròng

  • Sử dụng 2 ngón tay để lần lượt kéo mi trên lên và mi dưới xuống.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại, nhẹ nhàng chạm vào kính áp tròng, bóp nhẹ và lấy nó ra khỏi mắt.
  • Kính áp tròng một ngày chỉ sử dụng 1 lần duy nhất sau đó sẽ vứt bỏ. Đối với những loại kính áp tròng khác, để tránh bị nhiễm trùng khi đeo, nên bảo quản chúng trong hộp đựng được vệ sinh sach có chứa nước ngâm lens.
  • Hãy nhớ tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.

 

Hướng Dẫn Vệ Sinh Và Bảo Quản Kính Áp Tròng

young woman holding contact lenses cases A Comprehensive Guide to Custom Contact Lenses

Ngoại trừ kính áp tròng sử dụng 1 ngày, các loại kính khác nên được vệ sinh đúng cách.

  • Đặt kính áp tròng vào lòng bàn tay và đổ dung dịch ngâm lens lên. Nhẹ nhàng dùng ngón tay xoa ống kính.
  • Đặt kính áp tròng lên đầu ngón tay trỏ và rửa cả hai mặt kính bằng dung dịch ngâm.
  • Đặt kính áp tròng vào hộp có chứa dung dịch ngâm. Không nên sử dụng dung dịch ngâm hai lần.
  • Đóng nắp hộp.
  • Khi kính áp tròng đã được lấy ra sử dụng, hãy nhớ để hộp khô và bảo quản ở nơi sạch sẽ.

 

Các Trường Hợp Cần Đến Gặp Bác Sĩ Mắt

Việc bảo quản kính áp tròng đúng cách là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt.

Trong khi sử dụng kính áp tròng, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra ngay lập tức:

  • Đỏ mắt
  • Đau mắt
  • Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt bị chảy mủ
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Mắt bị rát

 

Bạn có cảm thấy mắt mình bị mờ khi đọc bài báo này? Hãy chủ động chăm sóc thị lực của mình và đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay hôm nay.

 

Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều xứng đáng được hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Tại Trung Tâm Khám Mắt Châu Âu, chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái. 

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về bệnh khô mắt hay các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ appointment@europeaneyecenter.com để được tư vấn và giải đáp. 

Liên hệ để đặt lịch khám mắt ngay hôm nay!

TRUNG TÂM KHÁM MẮT CHÂU ÂU

www.europeaneyecenter.com

📌 41 Nguyễn Duy Hiệu, Thảo Điền, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

📞 (+84) 28 225 33572

Picture of Ann De Fraye
Ann De Fraye

Tác giả