Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng Dẫn Cách Đọc Toa Kính Thuốc

Table of content

Khi đến bác sĩ nhãn khoa để đo thị lực và thay kính mới, bạn sẽ được phát một tờ giấy có ghi số, chữ và ký hiệu. Đây là toa kính của bạn.

Không phải ai cũng biết cách đọc đúng các đơn kính thuốc này. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc toa kính thuốc.

Hand-holds-doctor-eyeglass-prescription-How-to-Read-an-Eyeglasses-Prescription-ss-feat

OD & OS Nghĩa Là Gì?

  • OD là viết tắt của Oculus Dexter, tiếng Latinh có nghĩa là mắt phải.
  • OS là viết tắt của Oculus Sinister, tiếng Latinh có nghĩa là mắt trái.
  • OU đôi khi có thể được viết trong một cột trong đơn thuốc của bạn. OU là viết tắt của Oculus Uterque, nghĩa là cả hai mắt trong tiếng Latinh.

Những thuật ngữ này không chỉ là tiêu chuẩn trong các toa kính thuốc mà còn cho kính áp tròng và thuốc điều trị bệnh về mắt. Tuy nhiên, một số toa kính thuốc sử dụng RE (mắt phải) và LE (mắt trái) thay vì OD và OS.

Độ Cầu (SPH)

Thuật ngữ “độ cầu” thể hiện công suất quang học của kính, được đo bằng đi-ốp (D). Độ cầu được dùng để điều chỉnh tật cận thị hoặc viễn thị.

Bạn bị cận thị nếu độ cầu có ký hiệu (-) đi kèm với số độ. Nếu số độ đứng sau dấu (+) tức là bạn bị viễn thị.

Ví dụ, nếu bạn thấy trong phần độ cầu số độ là +5,00 – điều này có nghĩa là bạn bị viễn thị 5 độ.

Số 0 có nghĩa là mắt bạn không cần hiệu chỉnh. Số độ của mắt bạn càng ở xa 0 thì thị lực của bạn càng cần được điều chỉnh bằng kính thuốc có công suất quang học cao hơn.

Độ Trụ (CYL)

Độ trụ cho biết công suất quang học cần thiết để điều chỉnh loạn thị.

Nếu phần này trống hoặc được thể hiện bằng chữ số 0 thì có nghĩa bạn không bị loạn thị hoặc độ loạn thị quá thấp nên không cần điều chỉnh mắt.

Độ trụ luôn là một số âm.

Trục (Axis)

Nếu toa kính thuốc của bạn có thể hiện độ trụ thì nó cũng phải bao gồm chỉ số trục. Chỉ khi bạn bị loạn thị thì mới có chỉ số này.

Trục chỉ vị trí của loạn thị trên giác mạc. Chỉ số của độ trục được thể hiện từ 0 đến 180, trong đó 90 là đường thẳng đứng trong mắt, còn 180 là đường nằm ngang.

Cộng Thêm (Add)

‘Cộng thêm’ thể hiện công suất phóng đại được thêm vào áp dụng cho phần dưới cùng của thấu kính đa tiêu cự dùng để điều chỉnh chứng lão thị.

Lão thị là một phần của quá trình lão hóa, cho thấy mắt bạn dần dần mất khả năng tập trung vào các vật thể ở gần.

Số độ xuất hiện trong phần Add của toa kính thuốc luôn đi kèm với một dấu cộng. Nó thường rơi vào khoảng từ +0,75 đến +3,00 D và sẽ có cùng một giá trị cho cả hai mắt.

Độ Lăng Kính (Prism)

Độ lăng kính được dùng để điều chỉnh thị lực cho những người bị chứng song thị.

Song thị làm cho người bệnh nhìn thấy hai hình ảnh song song của cùng một vật thể. Lăng kính giúp căn chỉnh sao cho mắt chỉ nhìn thấy một hình ảnh duy nhất.

Độ lăng kính không phải lúc nào cũng có trong toa kính thuốc. Độ lăng kính được thể hiện bằng vị trí của đáy kính.

  • BU = đáy ở trên
  • BD = đáy ở dưới
  • BI = đáy ở trong
  • BO = đáy ở ngoài

Ví Dụ Cách Đọc Toa Kính Thuốc

SPH CYL Axis Add Prism
OD -5.00 +3.00 0.5 BD
OS -5.50 -1.00 180 +3.00 0.5 BU

Mắt phải:

  • Cận thị 5 độ
  • Không có chỉ số trong phần độ trụ và trục, điều này có nghĩa là bệnh nhân không bị loạn thị

Mắt trái:

  • Cận thị 5.5 độ
  • Loạn thị 1 độ với vị trí của loạn thị trên giác mạc là 180 độ

Cả hai mắt:

  • Cộng thêm 3 độ để điều chỉnh lão thị
  • Điều chỉnh độ lăng kính 0,5 độ ở mỗi mắt để khắc phục chứng song thị

Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào về mắt, hãy khám và làm xét nghiệm ngay để nhận được phương pháp điều trị tốt nhất.

Mỗi bệnh nhân đến thăm khám đều được hưởng dịch vụ có chất lượng hàng đầu từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại trung tâm. Chúng tôi chú trọng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chuẩn Châu Âu và phác đồ điều trị thích hợp để giúp bệnh nhân phục hồi thị lực trong một môi trường chuyên nghiệp và thân thiện.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về cách đọc toa kính thuốc hay các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng gửi email tại địa chỉ info@europeaneyecenter.com để được tư vấn và giải đáp.

Liên hệ để đặt lịch khám mắt ngay hôm nay!

Ann De Fraye
Ann De Fraye

Tác giả